Chánh niệm, hay "mindfulness", là thuật ngữ mà những người xung quanh mình hầu như đều biết đến và nhắc tới khá là nhiều. Nếu bạn chưa rõ, thì đây là định nghĩa từ trang Tâm lý học ngày nay - Psychology Today:
Mindfulness is a state of active, open attention to the present. This state is described as observing one’s thoughts and feelings without judging them as good or bad.
Chánh niệm là trạng thái chú ý chủ động và chú tâm với những gì đang diễn ra trong hiện tại. Đây là trạng thái được mô tả là quan sát những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân mà không đánh giá chúng là tốt hay xấu.
Nguồn: Psychology Today
Còn nôm na theo những gì mình hiểu, thì chánh niệm chính là khi chúng ta có thể tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bản thân trong thời điểm hiện tại.
Ví dụ như đang ăn thì tập trung ăn để cảm nhận được rõ đồ ăn nhất, thay vì vừa ăn vừa coi TV vừa bấm điện thoại (như mình đôi lúc) vậy đó, cũng là chánh niệm.
Thực hành Chánh niệm thường được sử dụng như một hoạt động để hỗ trợ trong một số quá trình điều trị tâm lý, và rất được đề cao về mặt lợi ích. Một số lợi ích rất tiêu biểu của việc thực hành chánh niệm thường được nêu tới có thể được nhắc tới như:
Giảm căng thẳng, lo âu (stress)
Tăng khả năng nhận thức về bản thân và cảm xúc của bản thân, một trong những tiền đề cải thiện trí thông minh cảm xúc
Tăng khả năng biết ơn và trân trọng những gì mình có
Vân vân.
Nguồn: Student Health
TUY NHIÊN
Chánh niệm liệu có thực sự là một giải pháp tốt cho tất cả mọi người không?
Câu trả lời, theo mình, là chưa chắc.
Lý do: tình trạng hay trạng thái tâm lý của mỗi người là khác nhau.
Để mình giải thích kỹ hơn nhé.
Hỏi nhanh một chút này:
Nếu bạn trả lời "Có" ở câu 1, và tiếp tục trả lời "Có" ở câu 2, thì khả năng cao bạn sẽ tiếp tục overthinking đấy :)) Vì nếu bạn đã hay nghĩ nhiều, mà còn tập trung nghĩ về việc mình nghĩ nhiều thì... khá là dễ luẩn quẩn.
Thực tế là cũng đã có một số thí nghiệm được thực hiện để kiểm chứng về tác động của việc học và thực hành về chánh niệm được diễn ra rồi. Và kết luận của chúng nêu lên rằng: Việc thực hành chánh niệm ở những người đã và đang có những vấn đề về mặt tâm lý có thể khiến cho tình trạng của họ tồi tệ hơn!
* Lưu ý thêm: ở đây mình không nhận định nghĩ-quá-nhiều (overthinking) là một vấn đề tấm lý nha, nhưng đó cũng là một xu hướng hoàn toàn có thể được xét tới khi bạn muốn thực hành chánh niệm - mindfulness.
Vì sao lại vậy?
[...] many mindfulness activities involve the person bringing their attention to bodily sensations, the breath, or to thoughts. For those with existing mental health issues, or a history of trauma, sustained attention like this can actually bring about unwelcome thoughts, feelings and sensations more clearly into awareness. This, understandably, can be unpleasant. In short, mindfulness is unlikely to cause trauma, but it certainly can cause the re-experiencing of traumatic memories for some meditators.
[...] nhiều hoạt động chánh niệm yêu cầu người thực hành tập trung vào cảm giác cơ thể, hơi thở hoặc suy nghĩ. Đối với những người có vấn đề sức khỏe tâm thần hiện tại hoặc tiền sử tổn thương tâm lý, sự tập trung kéo dài như vậy thực tế có thể khiến những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác không mong muốn xuất hiện rõ ràng hơn trong nhận thức. Điều này, dễ hiểu, có thể gây khó chịu. Tóm lại, chánh niệm không gây ra tổn thương tâm lý, nhưng chắc chắn có thể khiến một số người thiền định trải nghiệm lại những ký ức đau thương.
Nguồn: Blog SamWoolfe
Tuy chánh niệm hướng tới việc quan sát và nhận biết những suy nghĩ, cảm xúc mà không có bất kỳ sự đánh giá nào với chúng, thì việc thực tế có thể thực hiện được không phải điều dễ dàng.
Việc thực hành chánh niệm không phù hợp với nhu cầu của bản thân, cũng như thiếu giám sát hay hướng dẫn, tư vấn từ những chuyên gia có trình độ tốt về sức khoẻ tâm lý có thể dẫn tới những hệ quả ngược lại với mục đích ban đầu của chánh niệm, một số có thể kể đến như:
Gia tăng những cảm xúc tiêu cực
Bị "ngợp" trong cảm xúc
Đối diện với những tổn thương tâm lý trước đây chưa được giải quyết
Cảm thấy tách biệt (disassociation) bản thân với những người xung quanh
Vậy bài học rút ra ở đây là gì?
Có phải chúng ta nên hạn chế luyện tập Chánh niệm lại và nghi ngờ tính hiệu quả của nó hay không?
Không nhất thiết.
Sau khi hiểu rằng thực hành chánh niệm cũng có những hạn chế của nó, việc mà mình nghĩ mình, và bạn, có thể làm đầu tiên là đánh giá lại về tình hình và xu hướng tâm lý của bản thân. Từ đó, xác định việc thực hành Chánh niệm có thể, hoặc không thể giúp mình điều gì. Nếu có thể, hãy tham vấn thêm những chuyên gia về sức khoẻ tâm lý thì càng tốt, để từ đó có quyết định và có kế hoạch phù hợp nhất.
Sau đó, chúng ta có thể tìm và thử nghiệm thêm những hoạt động khác để tìm ra những hoạt động phù hợp với bản thân, cũng như cách thức và tần suất thực hiện chúng nữa.
Cá nhân mình vẫn tin, việc tập trung vào và sống trọn vẹn trong hiện tại là một điều luôn nên được hướng tới và thực hành thường xuyên, và cũng là một hoạt động "sát sườn" nhất mình có thể làm mà có hiệu quả tích cực tới cuộc sống của mình.
Tổng kết
Mindfulness, hay chánh niệm, tuy có nhiều lợi ích cho rất nhiều đối tượng nhưng cũng không phải là một giải pháp hoàn hảo, phù hợp với tất cả mọi người. Việc tìm hiểu về cả những hạn chế trong việc thực hành chánh niệm là cần thiết để có cái nhìn đầy đủ hơn, đúng đắn hơn, tránh đặt kỳ vọng quá xa vời với nó. Quan trọng hơn, hiểu về những hạn chế của nó, chúng ta (hoặc ít nhất là mình) có thể trải nghiệm, quan sát và đánh giá việc thực hành chánh niệm của mình một cách cởi mở hơn.
Nếu bạn có thêm những thông tin, kiến thức hay chia sẻ gì liên quan tới Mindfulness - Chánh niệm, hãy chia sẻ cho mình với nhé!
Chúc bạn một buổi tối an lành và một tuần mới nhiều năng lượng 😊
—
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay của Writing On The Net Alumni.
#wotn #vietdeuvahay
Khúc khi thiền định mà nhận ra những cảm xúc, đối mặt với nỗi đau, cần phải có ý định rõ ràng ôm lấy đứa bé/ năng lượng bị tổn thương của mình (nhưng mà rất khó ở ban đầu), chắc ở giai đoạn đầu chỉ tự nhắc mình quên đi nghĩ về điều khác
Một góc nhìn chánh niệm về chánh niệm 😂 đúng là việc gì cũng sẽ có 2 mặt ạ 🙌